Vai trò của các trường Đại học Việt Nam trong quản lý và nâng cao nhận thức về rác thải nhựa

Thời gian đọc: 5 phút

 

Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam gồm đại học và các trường cao đẳng dạy nghề gồm 237 trường đại học, học viện (bao gồm 172 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 31 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm.[1]

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 30/6/2019 cả nước đã có 121 cơ sở giáo dục đại học và 03 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam, chiếm khoảng 51% tổng số các trường đại học, học viện trong cả nước.

Có 06 trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá/kiểm định quốc tế (HCERES, AUN-QA).

Về kiểm định chương trình đào tao, có 16 chương trình đào tạo của 07 trường đại học được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn trong nước và 128 chương trình đào tạo của 24 trường đại học, học viện được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Có 02 cơ sở giáo dục đại học được xếp trong danh sách 1000 trường đại học tốt nhất của thế giới; một số trường đại học được xếp trong danh sách các trường đại học tốt nhất Châu Á.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết, đến nay, đã có gần 550 chương trình hợp tác và liên kết đào tạo đang hoạt động giữa 85 cơ sở giáo dục Việt Nam với 258 cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thuộc 33 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đã tuyển được 86.000 sinh viên, học viên trong đó có khoảng 48.000 người đã tốt nghiệp (gồm 18.000 cử nhân đại học, 28.000 thạc sĩ, 60 tiến sĩ và 1.900 các trình độ khác) và 38.000 người đang học.

Năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, 2 ĐHQG có tên trong danh sách xếp hạng 1000 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng QS. Đến nay, nước ta có 4 đại học lọt vào tốp 1.000 thế giới; 11 trường đại học nằm trong bảng xếp hạng Châu Á của QS; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo được đứng trong tốp 500 thế giới.[2]

Như vậy, hệ thống giáo dục Việt nam đã có những bước chuyển sau cải cách, đang dần hội nhập với quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng khi Việt Nam có thể tiệm cần các chương trình đào tạo mang tính cấp thiết và thực tiễn cao như ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm RTN.

Tuy nhiên việc lồng ghép nội dung RTN vào các chương trình đào tạo của hệ thống đại học Việt Nam không phải là không có khó khăn. Thứ nhất,
hệ thống này bị phân tán cho nhiều bộ ngành quản lý. Mỗi bộ trong chính phủ đều có một số học viện, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường nghề. Bộ giáo dục không trực tiếp quản lý toàn bộ hệ thống đại học mà chỉ đưa ra những quy định hướng dẫn hoạt động của các trường đại học. Vấn đề nhân sự và tài chính của các cơ sở giáo dục thuộc các bộ sẽ do bộ chủ quản quyết định. Còn tại các trường tư, vấn đề nhân sự và tài chính sẽ do những cổ đông sở hữu trường quyết định. Thứ hai, chương trình đào tạo đại học và cao đẳng có khác biệt nhiều về thời gian đào tạo và chất lượng, cũng như xu thế đào tạo lý luận hay kỹ thuật nên việc đưa một chương trình thống nhất về RTN là ít khả thi. Chương trình ĐH có thời gian tương đương 3 đến 5 năm học tập trung đối với người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình đào tạo cao đẳng có khối lượng học tập tương đương 2 đến 3 năm học tập trung tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 1 đến 2 năm học tập trung đối với người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc đã học và thi đạt yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ ba, vấn đề vùng miền với sự đa dạng khác nhau, kinh nghiệm quản lý RTN khác nhau, văn hóa, nhận biết khác nhau.

Thứ tư, công tác nghiên cứu và xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh để làm nòng cột phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của Việt Nam, gia tăng công bố, hội nhập với quốc tế và thúc đẩy thứ hạng của các trường đại học đã có chú ý nhưng chưa thật sự đồng đều giữa các trường.

Việc lồng ghép học phần quản lý rác thải nhựa vào các chương trình đào tạo đại học và một nhu cầu của thời đại, của nhân loại và của quốc gia.  Việt Nam cần sớm đưa ra được các tiêu chí hoặc thiết kế một chương trình thống nhất về RTN cho hệ thống đào tạo ĐH trong cả nước, tuân thủ các mục tiêu đã nêu trong phần 1. Chương trình RTN phải bảo dảm cung cấp những thông tin cơ bản cũng như cập nhật về RTN, khơi dậy lòng say mê, yêu quý và bảo vệ thiên nhiên ở sinh viên. Nó phải phản ánh được tính tự chủ trong đào tạo, khuyến khích sinh viên không chỉ học tập mà còn tham gia tuyên truyền,nang cao nhận thức và nghiên cứu.
Cần tạo điều kiện cho sinh viên tham gia phát triển các patent, sáng chế và các công nghệ mới về tái chế, tái sử dụng và quản lý RT, trong đó có RTN, để tạo nên tăng trưởng cho nhà trường và cho đất nước, song song với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.[3] Để đổi mới sáng tạo, các trường đại học cần lồng ghép chương trình đào tạo quản lý RTN với giáo dục STEM, gắn kết đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn và các doanh nghiệp. Đổi mới sáng tạo phải gắn với khởi nghiệp.
Lồng ghép vấn đề RTN vào chương trình đào tạo đại học tốt, chất lượng sẽ cho cung cấp cho đất nước một lực lượng lao động, lực lượng tri thức chính, là nhân tố chính để thúc đẩy sự phát triển về khoa học công nghệ và sự tăng trưởng kinh tế  bền vững dựa trên công nghệ sách, không có ô nhiễm, không có RTN của một quốc gia. Nó cũng là cách đầu tư tốt nhất để quảng bá, nâng cao nhận thức về môi trường, vì một hành tinh không có RTN.

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Tiếng Việt

  1. Bộ TNMT, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2019 – Chuyên đề Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
  2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2018. Bộ tiêu chí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở du lịch và dịch vụ tại các khu, điểm du lịch.
  3. Dương Thị Phương Anh, 2016. Báo cáo tổng hợp Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát chất thải nhựa trên biển”, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.
  4. Dư Văn Toán, Nguyễn Thùy Vân, Mai Kiên Định, Phạm Văn Hiếu, Nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa tại các khu du lịch biển – đảo Việt Nam, Đề xuất giải pháp giảm thiểu phát thải, 2020.
  5. IUCN-EA-QUANTIS (2020). Hướng dẫn quốc gia về Xác định điểm nóng ô nhiễm nhựa và Xây dựng hành động. Báo cáo quốc gia Việt Nam.
  6. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  7. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
  8. Trần Khánh Đức, Giáo trình Giáo dục Đại học – Việt Nam và Thế giới, Đại học quốc gia Hà Nội 2012
  9. Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, 2017. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
  10. Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, 2019. Báo cáo Dự án “Xây dựng dự thảo kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.

 

 

Tiếng Anh

  1. Aliani S, Molcard A (2003) Hitch-Hiking on floating marine debris: macrobenthic species in the Western Mediterranean Sea. Hydrobiologia 503(1): 59 – 67.
  2. Carson HS, Colbert SL, Kaylor MJ, McDermid KJ (2011) Small plastic debris changes water movement and heat transfer through beach sediments. Mar Pollut Bull 62(8):1708 – 1713.
  3. Cauwenberghe L.V. and C. R. Janssen (2014) Microplastics in bivalves cultured for human consumption. Environmental Pollution, 193. 65 – 70.
  4. Greenpeace (2017) https://www.greenpeace.org/international/story/11871/the-ocean-plastic-crisis
  5. Fendall LS, Sewell MA (2009) Contributing to marine pollution by washing your face: microplastics in facial cleansers. Mar Pollut Bull 58(8):1225 – 1228.
  6. Jambeck J.R., R. Geyer, C. Wilcox, T. R. Siegler, M. Perryman, A. Andrady, R. Narayan, K. L. Law (2015) Plastic waste inputs from land into the ocean. Science 347, 768 – 771.
  7. Laist DW (1997) Impacts of marine debris: entanglement of marine life in marine debris including a comprehensive list of species with entanglement and ingestion records. In: Coe JM, Rogers DB (eds) Marine debris: sources, impacts, and solutions. Springer Series on Environmental Management, pp 99 – 139.
  8. Geyer, R., Jambeck, J. R. & Law, K. L. Production, use, and fate of all plastics ever made Supplementary Information. Sci. Adv. 3, 19–24 (2017).
  9. Phuong, N. H. (2020). The legal, policy and institutional frameworks governing marine plastics in Viet Nam. Bonn, Germany: IUCN Environmental Law Centre.
  10. UNGA, Play it out against plasctic pollution, https://www.un.org/pga/73/playitout/
  11. WWF, No Plastic in Nature, Asessing plastic ingestion from Nature to People, 2019, t.6

 

 

 

Востребованные автоматы с суперпризом: суперпризы в виртуальном-заведении пинап казино

Аппараты, представленные в интернет-клубе, заинтересовывают клиентов не только разнообразием тем и простыми правилами, но и крупными выплатами. В ряде автоматов доступны установленные и растущие главные призы. В казино pin up казино официальный сайт популярные автоматы с главным призом вынесены в отдельный секцию, чтобы игроки не тратили время на их обнаружение.

Подыскивать слоты с джекпотами можно с помощью мониторов джекпотов. Так называются сайты, где в режиме реального времени демонстрируется размер наград, представленных в разных автоматах. После определения аппарата его предлагается испытать в тестовом варианте. Для этого даже не требуется открывать профиль. Пробный режим помогает детально исследовать разные аппараты и определить, какие из них лучше.

О популярных аппаратах с крупными выплатами можно получить информацию из обзоров и мнений. Рецензии игр рекомендуется искать на YouTube. Также будет информативным изучение трансляций на Twitch, относящихся игре в суперприз-аппараты. Что касается комментариев о аппаратах, клиенты публикуют их в социальных платформах и на разных специализированных порталах.