Hạt vi nhựa – “Kẻ thù” giấu mặt trong đại dương

? Bởi những thách thức trong việc thu gom chất thải nhựa trong lòng đại dương và bản chất khó phân hủy của nhựa trong môi trường, một khi nhựa được thải ra đại dương thì hầu như không thể loại bỏ được. 

 

? Chất thải nhựa sẽ vỡ thành những hạt nhỏ hơn và sau đó trở thành vi nhựa – là các hạt nhựa có đường kính từ 1µm – 5mm, thậm chí có thể tiếp tục phân mảnh thành thành hạt nhựa nano [1].

 

Vi nhựa – Thách thức lớn đối với môi trường và sức khỏe con người (Nguồn ảnh: Internet)

 

? Ngay cả khi toàn bộ rác thải nhựa ngừng thải ra đại dương kể từ hôm nay, thì khối lượng hạt vi nhựa trong các đại dương và bãi biển vẫn sẽ tăng hơn gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2050 [2].

 

? Hạt vi nhựa là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường sống, đặc biệt là các đại dương, và ảnh hưởng tiêu cực tới các loài sinh vật dưới nước và mang nhiều tác hại đối với sức khỏe con người. Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện hạt vi nhựa trong máu cơ thể người [3]. 

 

? Dù trên thế giới đã có một số phương pháp giúp loại bỏ vi nhựa, nhưng hiện nay hầu hết chỉ áp dụng được trong lĩnh vực xử lý nước thải. Quan trọng hơn cả là ngăn chặn rác thải nhựa xâm nhập vào môi trường ngay từ đầu, điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm hoạt động sử dụng, sản xuất các sản phẩm từ nhựa [4]. 

 

?Điều đáng mừng là tất cả chúng ta đều có thể chung tay giảm thiểu hạt vi nhựa trong môi trường từ những hành động nhỏ – giảm rác thải nhựa. Hãy cùng SIMLAW hình thành, duy trì các thói quen “xanh” cho bản thân, đồng thời góp phần tích cực hướng tới bảo vệ môi trường sống của chúng ta. 

 

Nguồn tham khảo: 

[1] TS. Trần Đắc Hiến; ThS. Trần Thị Thu Hà, KS. Nguyễn Mạnh Quân; ThS. Nguyễn Lê Hằng; ThS. Phùng Anh Tiến. (2021): “Chính sách, pháp luật quản lý ô nhiễm vi nhựa của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam”, Tổng luận Khoa học Công nghệ Kinh tế. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. 

[2], [4] Tekman, M. B. , Walther, B. A. , Peter, C. , Gutow, L. and Bergmann, M. (2022): Tác động của ô nhiễm nhựa đại dương lên các loài sinh vật biển, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái, 1–221, WWF-Đức, Berlin. 

[3] Damian Carrington. (2022): Microplastics found in human blood for first time. The Guardian. Link: https://www.theguardian.com/environment/2022/mar/24/microplastics-found-in-human-blood-for-first-time Truy cập ngày 26/10/2022.

 

Nguyễn Trang Nhung